QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG, KHIẾU NẠI

(Ban hành kèm theo QĐ số 099/2023/QĐTN-247 ngày 20/6/2023 của Tổng giám đốc Công ty CP Hai Bốn Bảy)

 

I. Quy trình giải quyết khiếu nại, bồi thường:

1. Tiếp nhận khiếu nại của người gửi qua điện thoại hoặc email hoặc văn bản; chỉ chấp nhận giải quyết khi khiếu nại đúng thời hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ chấp nhận khiếu nại sau khi kết thúc chỉ tiêu thời gian toàn trình.

3. Thời hiệu khiếu nại:

a. Đối với dịch vụ chuyển phát nội địa:

+ 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận.

+ 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.

b. Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế: theo quy định của hãng chuyển phát mà 247Express kết nối qua.

4. Thời gian giải quyết khiếu nại là trong vòng 02 tháng (đối với dịch vụ trong nước) và 03 tháng (đối với dịch vụ quốc tế) kể từ ngày 247Express nhận được khiếu nại bằng văn bản.

5. Tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người gửi hoặc người nhận nếu được người gửi chỉ định.

6. Người gửi có trách nghiệm thông báo số tiền và chứng từ chứng minh thiệt hại cho 247Express trong vòng 15 ngày kể từ ngày 247Express xác định lỗi do 247Express.

7. Thanh toán tiền bồi thường (tiền mặt hoặc chuyển khoản) trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm xác lập bồi thường bằng văn bản.

8. Trường hợp 247Express và người gửi có thỏa thuận cụ thể thì 247Express sẽ bồi thường theo thỏa thuận cụ thể đó..

 

II. Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1. Thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được, do việc cung ứng dịch vụ không đảm bảo chất lượng gây ra.

2. Hàng dễ vỡ (thủy tinh, sành, sứ….), hoặc hàng đặc biệt (chất lỏng, mực in, sơn nước…) bị hư hại trong quá trình vận chuyển.

3. Hàng bị hư hại do các nguyên nhân vật lý, sinh học, hóa học… hoặc do đặc tính tự nhiên của chúng.

4. Người sử dụng dịch vụ không chứng minh được việc gửi hoặc suy suyển, hư hỏng bưu gửi.

5. Người gửi không tuân thủ đúng các quy định về đóng gói, hoàn thiện bưu gửi theo quy định hợp đồng đã ký kết.

6. Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi.

7. Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu bưu gửi do không có giấy tờ hợp pháp đi kèm.

8. Người gửi khai sai nội dung bưu gửi, khai không đúng người nhận hoặc thông tin liên quan tới người nhận dẫn đến các thiệt hại phát sinh do việc khai sai đó.

9. Người gửi không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

10. Các trường hợp bất khả kháng quy định trong hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định của pháp luật.

 

III. Định mức bồi thường

Định mức bồi thường tuân thủ theo quy định của Nghị định 47/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

3.1. Định mức bồi thường đối với thất lạc, tráo đổi, hư hại hoàn toàn

3.1.1. Dịch vụ vận chuyển nội địa

 

3.1.2. Dịch vụ vận chuyển quốc tế

3.2. Định mức bồi thường đối với thất lạc, tráo đổi, hư hại một phần

3.3. Định mức bồi thường đối với chậm chỉ tiêu thời gian

3.4. Điều kiện bồi thường

Vào thời điểm bồi thường, người gửi cần cung cấp cơ sở chứng minh giá trị bưu gửi bao gồm:

- Các chứng từ chứng minh giá trị: Hóa đơn, chứng từ chuyển khoản, hợp đồng mua bán, giá trị thị tham khảo thị trường.

- Nội dung bưu gửi khai báo ban đầu phải đúng với nội dung bưu gửi thực tế và được thể hiện trên các chứng từ chứng minh giá trị của bưu gửi.

- Trường hợp khách hàng không cung cấp được cơ sở chứng minh giá trị bưu gửi thì định mức bồi thường được xác định là 04 lần giá cước.

3.5 Nguyên tắc đồng kiểm nguyên tem niêm phong và nguyên tắc đồng kiểm chi tiết nội dung bên trong