5 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM HẬU ĐẠI DỊCH

Năm 2022 sẽ là năm mà thế giới chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch, tất cả những biến động của thị trường đều kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của ngành Logistics trong nước và thế giới. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để thích nghi linh hoạt với những biến đổi này. Nắm vững 05 xu hướng phát triển logistics ở Việt Nam trong bài viết dưới đây sẽ là kim chỉ nam để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này tốt nhất.

Đặc điểm, vai trò của ngành Logistics

Là “xương sống” của nền kinh tế, ngành Logistics luôn đi kèm trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quan trọng góp phần tối ưu hóa chu trình lưu chuyển từ nguyên liệu đầu vào cho đến tiêu thụ đầu cuối. Do vậy, nếu sở hữu dịch vụ logistics hoàn thiện và hiện đại, sẽ tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn trong quá trình vận tải.

Theo thống kê cho thấy, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm từ 10 - 13% GDP ở các nước đang phát triển, ở các quốc gia phát triển thì lên đến 15 - 20%. Riêng tại Việt Nam, con số này hiện tại vẫn ở mức khá cao so với các nước đang phát triển, chiếm đến 18% GDP của ngành kinh tế quốc dân do cơ sở hạ tầng cho ngành Logistics vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, việc cải tiến quy trình quản lý chuỗi cung ứng và logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cắt giảm chi phí, làm tinh giản và hiệu quả hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thực trạng và xu hướng phát triển Logistics ở Việt Nam

Những khó khăn và thách thức của ngành Logistics ở Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch

Trong 2 năm vừa qua, thế giới đã gánh chịu hậu quả nặng nề bởi sự lây lan của đại dịch, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động do thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất. Vì vậy, lượng hàng hóa cần lưu chuyển giảm đi đáng kể, kéo theo sự giảm sút nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải logistics.

Bên cạnh đó, từ chính sách “bế quan” của các quốc gia trong khu vực nên nguồn thu từ các hoạt động thương mại với các quốc gia này cũng giảm đáng kể, điển hình như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,...

Trong muôn vàn khó khăn của ngành Logistics, vẫn có những tín hiệu đáng mừng ở những phân khúc khác để các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt nếu đủ độ “nhạy bén”. Do chính sách hạn chế di chuyển nên số lượng người tham gia mua hàng trực tuyến ngày càng đông. Vì vậy, các công ty cung cấp dịch vụ quản lý vận tải và dịch vụ logistics trong ngành thương mại điện tử được dịp tăng trưởng mạnh mẽ.

 

 

Đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

 

05 xu hướng phát triển Logistics ở Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch

Phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa

“Số hóa” ngành Logistics là xu hướng đầu tiên và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quy trình vận hành chuỗi cung ứng giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng, chủ động và đáp ứng được khối lượng giao dịch ngày càng lớn.

Với thị trường trong nước, để theo kịp xu hướng phát triển Logistics ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã sớm chủ động xây dựng nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePORT. Điều này đã nhanh chóng giúp giải quyết các hoạt động quản trị vận chuyển trong logistics từ khai thác cảng cho tới giao nhận hàng hóa, dịch vụ, giải quyết hóa đơn – chứng từ,…

Phát triển của Logistics trong ngành thương mại điện tử

Trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch bệnh, tỷ lệ mua hàng trực tuyến tăng một cách chóng mặt. Để cạnh tranh tốt trong mảng này, doanh nghiệp cần phải tập trung hơn vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khâu giao - nhận, làm sao cho nhanh chóng và an toàn, nhưng vẫn mang đến nguồn thu tiềm năng nhất cho công ty.

Bên cạnh đó, việc chủ động dịch vụ vận chuyển, ứng dụng nền tảng công nghệ vào hệ thống Logistics, mở rộng quy mô kho bãi, gia tăng điểm phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người mua và người bán. Từ đó, thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm trên các kênh trực tuyến, cũng đồng thời kéo theo ngành Logistics phát triển nhanh chóng trong tương lai gần.

 

Sự phát triển chóng mặt của TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp Logistics phải ứng biến để theo kịp xu thế

Sự phát triển chóng mặt của TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp Logistics phải ứng biến để theo kịp xu thế

 

Đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng

Trong biến động của dịch bệnh, các quốc gia trên thế giới đã cảm nhận được mối nguy hại khi đặt trung tâm gia công sản xuất chỉ ở một nơi như Trung Quốc. Vì vậy, xu hướng dịch chuyển các “công xưởng sản xuất” sang phía Đông, trong đó có Việt Nam, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn. Trong quá trình dịch chuyển này đã nảy sinh ra rất nhiều yêu cầu về công khai tính minh bạch của chuỗi cung ứng.

Như vậy, đòi hỏi các bên phải sẵn sàng chia sẻ dữ liệu trong chuỗi cung ứng, từ thương hiệu, nhà cung cấp, các tổ chức và cơ quan trong ngành. Dữ liệu nguồn mở cho phép các bên có thể nhanh chóng nhận diện sai sót, thích ứng nhanh với hoàn cảnh, khắc phục sơ suất về môi trường và xã hội.

Phát triển phương tiện vận tải đường bộ tự động

Nhờ vào các chính sách cải tiến hạ tầng giao thông đường bộ, các tuyến đường vận chuyển dần được vận hành trơn tru, đặc biệt là các tuyến cao tốc góp phần rất lớn trong quá trình rút ngắn thời gian của vận tải đường bộ.

Hơn nữa, để tránh thời gian chờ quá lâu ở các tuyến đường thu phí thủ công gây ra ách tắc giao thông, chính sách thu phí tự động đã dần được áp dụng, giúp loại bỏ các điểm dừng không cần thiết, rút ngắn thời gian cho quá trình vận chuyển

Thực hành Logistics bền vững

Logistics bền vững hay còn gọi là Logistics xanh, được dùng để chỉ những chiến lược và phương thức quản trị các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rác thải carbon, giảm tỷ trọng năng lượng không tái tạo (dầu mỏ, than đá, khí đốt). Hạn chế ô nhiễm không khí và lãng phí tài nguyên thiên nhiên.

Trên thực tế, bài toán loại bỏ hoàn toàn năng lượng không tái tạo trong ngành Logistics không hề dễ dàng và chưa thể nhìn thấy được trong khoảng 2 - 3 năm sắp tới. Những đây vẫn là xu hướng logistics trong tương lai gần. Ở Việt Nam có thể tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, mua hàng, kho bãi và quản lý vận chuyển, từ đó giảm lãng phí nhiên liệu.

 

 

Logistics xanh là xu hướng phát triển trong tương lai gần

“Logistics xanh” là xu hướng phát triển trong tương lai gần

Ảnh hưởng của ngành Logistics đến sự phát triển kinh tế trong xu thế hiện đại tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ công thương, tốc độ phát triển ngành Logistics tại Việt Nam trong những năm gần đây đạt từ 14 - 16%/ năm. Với xu hướng chuyển dịch sản xuất hiện nay, chính phủ ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào cải tiến cơ sở hạ tầng cho ngành vận tải. Đây là tín hiệu cho thấy tiềm năng và cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới là rất lớn. Đầu tư phát triển cho ngành logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một “trung tâm gia công sản xuất” mới trong khu vực và trên thế giới, đủ năng lực cạnh tranh với những gã khổng lồ như Trung Quốc hay Ấn Độ.

247Express - Ứng biến nhanh với sự thay đổi của thị trường

Với tốc độ phát triển của thị trường tại Việt Nam, không khó để nhận thấy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, để đủ năng lực tồn tại trên thị trường, cần đủ tiềm lực vận hành và độ nhạy bén nắm bắt các tín hiệu thay đổi để thích ứng linh hoạt. Là một trong số ít công ty vận chuyển lâu năm nhất thị trường Việt Nam, 247Express đã khẳng định được giá trị của mình thông qua sự ứng biến nhanh với xu hướng logistics tại Việt Nam qua từng thời kỳ. Với quy mô và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường Việt Nam và quốc tế, 247Express đồng thời hướng tới mục tiêu trở thành công ty cung cấp dịch vụ Logistics toàn diện và mạnh mẽ cho tất cả các doanh nghiệp.

Những lợi thế cạnh tranh 247Express:

● Tiên phong ứng dụng công nghệ, phát triển các phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế, dễ tích hợp và thuận tiện cho các doanh nghiệp, cũng như các nhà bán hàng lớn nhỏ.

● Năng lực vận tải mạnh, từ dàn từ xe tải, xe máy đến máy bay, tàu hỏa với đa dạng tải trọng, luôn được đầu tư nâng cấp, đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường.

● Minh bạch vận hành, đơn giản, nhanh chóng.

● Theo dõi đơn hàng thuận tiện nhờ hệ thống tracking thời gian thực: định vị đơn hàng trong suốt quá trình vận chuyển, xem trực tuyến ảnh xác nhận đã gửi bưu phẩm thành công.

● Nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi ký kết hợp tác lâu dài.

 

 

247Express - Ứng biến nhanh với sự thay đổi của thị trường

247Express - Ứng biến nhanh với sự thay đổi của thị trường

 

Bài viết trên đã mang đến cái nhìn tổng quát về 05 xu hướng phát triển logistics ở Việt Nam. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích dành cho các doanh nghiệp trong nghiên cứu và làm việc và ứng dụng các biện pháp để ngành Logistics tại Việt Nam có thể thích ứng với sự đổi mới kinh tế sau đại dịch, tạo đà bùng nổ sự phát triển của ngành trong tương lai gần.

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất