Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thách thức về tài nguyên thì việc phát triển bền vững trở thành yếu tố quan trọng trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Trong bài viết này, hãy cùng 247Express tìm hiểu 4 xu hướng phát triển chuỗi cung ứng bền vững, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao uy tín thương hiệu.
Khám phá 4 xu hướng phát triển bền vững hàng đầu trong chuỗi cung ứng
Để phát triển chuỗi cung ứng bền vững thì việc giảm thiểu khí CO2 và các khí nhà kính trong không khí là điều hết sức cần thiết. Để thực hiện được mục tiêu này, các ngành kinh tế cần tập trung vào quá trình phi carbon hóa. Trong đó, ngành logistics đóng vai trò then chốt, bởi theo báo cáo của DHL, khoảng 90% khí thải phát sinh từ các sản phẩm đều xuất phát từ chuỗi cung ứng.
Giảm thiểu khí CO2 và các khí nhà kính trong không khí là điều hết sức cần thiết
Tin vui là ngày càng nhiều doanh nghiệp đang đề ra các mục tiêu không phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, một trong những thử thách lớn đầu tiên mà họ phải đối mặt là xác định chính xác lượng khí nhà kính (GHG) phát sinh. Trong khi đó thì các khí thải gián tiếp từ hoạt động của chính doanh nghiệp và từ các hoạt động ở đầu nguồn và hạ nguồn lại rất khó đo lường. Vì vậy, không ít công ty phải dựa vào giả định đơn giản hóa và dữ liệu thứ cấp để tính toán lượng khí thải carbon.
Để đạt được sự minh bạch và báo cáo tiến độ toàn diện trong chuỗi cung ứng thì sẽ cần rất nhiều nỗ lực, đặc biệt khi các quy định mới yêu cầu công khai thông tin về lượng khí thải carbon của các sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn như Quy định công bố tài chính bền vững của EU yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo chi tiết ở cả cấp độ công ty lẫn sản phẩm, làm rõ cách họ tích hợp các yếu tố rủi ro bền vững và thúc đẩy các yếu tố môi trường, xã hội. Tuy nhiên, nhờ vào các công nghệ cảm biến (IoT) và những đổi mới như phân tích dữ liệu lớn dựa trên AI đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình này, giúp cung cấp những cái nhìn chính xác hơn về lượng khí thải carbon và dự đoán các cơ hội để giảm phát thải (theo dữ liệu từ DHL).
Xu hướng tiếp theo để phát triển chuỗi cung ứng bền vững chính là sử dụng các giải pháp năng lượng thay thế. Khi các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris, việc triển khai các công nghệ năng lượng thay thế để khai thác, lưu trữ và sử dụng năng lượng tái tạo là điều cực kỳ quan trọng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng để làm được điều này thì cần có những khoản đầu tư đáng kể để phát triển và mở rộng các nguồn năng lượng từ mặt trời, gió, nước, địa nhiệt và sinh khối.
Điểm đặc biệt của năng lượng thay thế là tính linh hoạt trong ứng dụng, đặc biệt là trong việc thúc đẩy logistics bền vững. Có thể kể đến như từ những tòa nhà và cơ sở tự sản xuất năng lượng mặt trời, cho đến các văn phòng, kho bãi và trung tâm phân phối sử dụng nguồn năng lượng từ địa nhiệt dưới lòng đất. Hơn nữa, những công nghệ như hydro cho các phương tiện vận chuyển dài hạn, nhiên liệu bền vững và sinh học cho ngành hàng không và vận tải biển cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Xe tải chạy bằng hydro đang được nghiên cứu thử nghiệm
Mặc dù một số giải pháp năng lượng thay thế đã có sẵn, nhưng nhiều công nghệ cần thiết để tạo ra thay đổi lâu dài vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Việc đầu tư vào nghiên cứu và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách này. Tuy nhiên, các giải pháp lưu trữ năng lượng để duy trì nguồn năng lượng tái tạo vẫn đang gặp phải thách thức về chi phí cao và khó triển khai, gây cản trở cho sự phát triển và ứng dụng rộng rãi.
Dù vậy, tin vui là các nhà sáng tạo và tiên phong trong ngành đã nhận ra tiềm năng to lớn của các giải pháp này và dự báo sẽ có sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực năng lượng thay thế. Ví dụ rõ ràng nhất là cuộc cách mạng trong công nghệ xe điện trong vài năm qua đã cho thấy tiềm năng triển vọng và những cơ hội lớn phía trước. Trong bối cảnh đầy thử thách hiện nay, các ngành công nghiệp như logistics sẽ cần có chiến lược rõ ràng và kiên định để dẫn dắt quá trình chuyển đổi bền vững.
Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là điều cần thiết để phát triển một chuỗi cung ứng bền vững. Nền kinh tế này yêu cầu một sự thay đổi toàn diện trong cách thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất và tái chế. Mọi cá nhân, tổ chức từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng đều cần hợp tác chặt chẽ để biến chuỗi cung ứng một chiều thành một vòng tuần hoàn bền vững.
Nhiều công ty đang tái định hình toàn bộ vòng đời sản phẩm của mình
Tin vui là xu hướng này đang ngày càng được mở rộng. Nhiều công ty đang tái định hình toàn bộ vòng đời sản phẩm ngay từ giai đoạn thiết kế với mục tiêu tối ưu hóa khả năng tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế. Chuỗi cung ứng đang chuyển từ mô hình tuyến tính (lấy, sản xuất, vứt bỏ) sang một vòng tuần hoàn tái sinh. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của mô hình "thương mại ngược" hoặc "tái thương mại" với hình thức là các chương trình mua lại, bán lại và sử dụng. Bên cạnh đó, việc sửa chữa, tái chế và bán lại không chỉ kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mà còn giúp giảm thiểu khí thải gây ra trong quá trình sản xuất nguyên liệu mới.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức cần chúng ta vượt qua. Chẳng hạn như nhiều sản phẩm hiện nay chưa được thiết kế để dễ dàng tái sử dụng hoặc tái chế, một số khách hàng vẫn còn dè dặt khi thay đổi thói quen tiêu dùng sang các lựa chọn bền vững hơn,...
Hiện nay, các cá nhân và tổ chức đang nỗ lực mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực để hạn chế thiệt hại cho môi trường. Những hành động này yêu cầu sự đóng góp từ tất cả mọi người, từ việc thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày đến việc đầu tư vào các quỹ để có thể tiến gần hơn với mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng bền vững.
Theo dữ liệu từ DHL, chuỗi cung ứng hiện đang chiếm khoảng 60% khí thải carbon toàn cầu và gần 50% rác thải nhựa. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực thay đổi để giảm thiểu tác động môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Mặc dù nhiều công ty chỉ mới bắt đầu tích hợp các yếu tố bảo vệ môi trường nhưng quá trình này sẽ cần thêm thời gian để lan tỏa mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu tuân thủ sớm các quy định mới, ngành logistics sẽ có cơ hội vươn lên và củng cố vị thế dẫn đầu.
Dù vậy, việc bảo vệ môi trường vẫn gặp nhiều thách thức. Nếu thiếu công nghệ đủ quy mô cho toàn chuỗi cung ứng, chuyển đổi sẽ tốn kém và dễ gây gián đoạn. Hơn nữa, việc dự đoán các tác động của các chính sách mới là một thử thách lớn. Tuy nhiên, logistics đang ở vị trí lý tưởng để dẫn dắt sự thay đổi, thúc đẩy hợp tác và xây dựng một chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Việc bảo vệ môi trường vẫn gặp nhiều thách thức
Tuy nhiên việc bảo vệ môi trường vẫn đối mặt với không ít khó khăn. Có thể kể đến như thiếu công nghệ đủ mạnh để triển khai trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, việc dự đoán tác động của các chính sách và quy định mới cũng là một thách thức lớn mà chúng ta cần đối mặt,
Bằng cách tích hợp các xu hướng bền vững vào chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn đóng góp vào việc xây dựng một tương lai xanh.
Đừng quên theo dõi website 247Express để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về logistics nhé!
Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất