ĐỘNG THÁI CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19

Đại dịch toàn cầu Covid 19 đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến kinh tế và đời sống của người dân trên toàn thế giới. Ở vị trí trung tâm của các ngành kinh tế, logistics dĩ nhiên không tránh khỏi tầm ảnh hưởng của dịch bệnh. Trước sức ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của Covid, các doanh nghiệp đều đã có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, đồng thời duy trì và củng cố vị thế của mình trên thị trường.

 

Vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên thị trường quốc tế và Việt Nam đã làm gì để ứng phó với ảnh hưởng của Covid?

 

Vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên thị trường quốc tế và Việt Nam đã làm gì để ứng phó với ảnh hưởng của Covid?

 

Kinh nghiệm của các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế

Theo khảo sát các LSP (logistics service provider – nhà cung cấp dịch vụ logistics) quốc tế, các doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên phạm vi quốc tế đều đã có những chiến lược đối phó với sự cố như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng,… nhằm hướng tới một khung hoạt động bền vững. Họ nhìn nhận dịch Covid 19 như một biến cố trong môi trường kinh doanh quốc tế với hai khía cạnh của tác động: tích cực và tiêu cực. Từ đó, động thái của các LSP cũng nhằm hai mục tiêu:

  1. Giảm thiểu tác động tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp;
  2. Tận dụng thời cơ, tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, thông qua đổi mới hoạt động để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Khảo sát hơn 10 LSP lớn của David M. Herold và cộng sự vào năm 2021 đã chỉ ra rằng các giải pháp đối phó với Covid 19 của các LSP quốc tế có thể được chia thành 05 nhóm như sau:

  1. Tạo nguồn doanh thu ổn định;
  2. Nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động;
  3. Thực thi số hóa và quản lý dữ liệu;
  4. Tối ưu hóa năng lực hạ tầng logistics;
  5. Tối ưu hóa nguồn nhân lực.

 

Kinh nghiệm của các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế

 

 

Tạo nguồn doanh thu ổn định

Đối với các LSP, bên cạnh các tác động tiêu cực, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu cũng tạo cơ hội tạo ra các nguồn doanh thu bổ sung khi thị trường chung thiếu hụt năng lực vận tải nói, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa hàng không. Trong 4 tháng đầu năm 2020, tất cả các tuyến đường thương mại trên toàn thế giới đều chứng kiến công suất vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giảm hai con số so với năm trước với công suất vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không xuyên Đại Tây Dương giảm 44% từ Mỹ đến châu Âu và 58% ở chiều ngược lại.

 

Trong bối cảnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp có vị thế thuận lợi để tận dụng mạng lưới vận chuyển của mình và cung cấp cho khách hàng khả năng vận chuyển thông qua máy bay riêng hoặc máy bay thuê. Đặc biệt, các nhà tích hợp vận tải hàng hóa lớn như FedEx, DHL hay UPS, với năng lực đáng kể, đã có thể bù đắp cho sự thiếu hụt sức chứa của vận tải hàng không, từ đó tạo cơ hội bổ sung một nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

 

Nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động

Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu đã thách thức các LSP với nhu cầu vận tải quốc tế vô cùng biến động. Vào thời kỳ đầu của đại dịch khi hoạt động sản xuất toàn cầu bị đình trệ và các đội tàu xe bị ngừng hoạt động, các LSP đã phải cắt giảm mạnh năng lực vận chuyển. Trong giai đoạn phục hồi, các LSP lại phải đối phó với sự kết hợp giữa việc thiếu sức chứa của máy bay và các yêu cầu khẩn cấp về thiết bị y tế, đảo ngược tình thế khi khách hàng, chính phủ và các bên quan trọng khác yêu cầu khả năng vận chuyển gia tăng đột biến.

 

Ứng phó với tình thế này, một số hãng hàng không chở khách đã thiết lập các chuyến bay chở hàng thường xuyên, hay chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng. Ví dụ: hãng Virgin Atlantic đã cung cấp một chiếc máy bay chở khách 787 dành riêng cho Bộ Y tế Anh bay ba lần một tuần giữa London và Thượng Hải để cung cấp thiết bị và vật tư y tế cho nhân viên bệnh viện. Air Canada là hãng hàng không chở khách đầu tiên quyết định loại bỏ ghế để xử lý các yêu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng.

 

Hãng Air Canada tháo ghế trong máy bay chở khách để sử dụng chở hàng

Hãng Air Canada tháo ghế trong máy bay chở khách để sử dụng chở hàng

 

Thực thi số hóa và quản lý dữ liệu

Đại dịch Covid là động lực chính đằng sau các giải pháp công nghê thông tin và quá trình số hóa của các LSP nhằm duy trì các chức năng vận hành quan trọng trong giai đoạn giãn cách xã hội và làm việc trực tuyến. Các LSP coi số hóa như một cơ hội để giải quyết những mặt trái của sự gián đoạn cũng như thúc đẩy quá trình số hóa để có cơ hội phát triển hơn nữa. Nhiều doanh nghiệp logistics đã thực hiện số hóa thành công đều ghi nhận tốc độ số hóa quy trình tăng nhanh, cho cả khách hàng, nhân viên và trong hoạt động của công ty.

 

Một thay đổi đơn giản nhưng điển hình là về hình thức họp và gặp gỡ, trao đổi công việc. Thay vì các cuộc họp qua điện thoại và cá nhân, khách hàng và nhân viên đang ngày càng sử dụng Zoom hoặc các công cụ hội nghị truyền hình khác. Đa số doanh nghiệp cũng chuyển sang sử dụng lệnh giao hàng và hóa đơn điện tử.

 

Tối ưu hóa năng lực hạ tầng logistics

Một ảnh hưởng chính của Covid 19 đối với các LSP là sự suy giảm nghiêm trọng của năng lực vận tải do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Để ứng phó với vấn đề này, các LSP chủ yếu dựa vào các biện pháp tiết kiệm và hợp nhất thông thường, có thể tóm tắt thành 3 nhóm biện pháp:

  1. Hợp nhất các xe tải chạy không hết công suất. Một số LSP chỉ cho vận hành một nửa số xe tải của mình khi khối lượng vận chuyển giảm.
  2. Cắt giảm việc sử dụng các nhà thầu phụ để vận chuyển chặng cuối đối với hàng hóa dư thừa; cơ cấu lại quy hoạch tuyến đường của mình để cân bằng giữa việc sử dụng phương tiện và tài xế.
  3. Quản lý hoạt động hợp tác với bán hàng để dự đoán khối lượng và kết hợp các yêu cầu đặc biệt. Liên hệ mật thiết với bộ phận bán hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với các yêu cầu nhận và giao hàng đặc biệt mà còn trong quy trình lập kế hoạch vận chuyển tổng thể, bao gồm cả việc quản trị kho hàng.

Tối ưu hóa nguồn nhân lực

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid 19 có hai tác động lớn đối với người lao động trong ngành hậu cần: Thứ nhất, gián đoạn các luồng nguyên vật liệu toàn cầu đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho các LSP, dẫn đến tình trạng dư thừa nhân sự. Thứ hai, người lao động phải trải qua những thay đổi lớn đối với nơi làm việc, như làm việc tại nhà.

 

Để giải quyết tình trạng thừa công suất, các LSP tại Áo đã thực hiện quy chế “short-time work”, tức là làm việc trong thời gian ngắn. Theo đó, người lao động tạm thời giảm số giờ làm việc, nhưng số giờ không làm việc đó được nhà nước trợ cấp để đảm bảo mức lương của họ gần như bình thường. Ưu điểm chính của chế độ này không chỉ là bảo vệ công nghệ và bí mật kinh doanh, mà còn duy trì tính linh hoạt trong việc triển khai nhân sự và giữ chân nhân viên có giá trị.

 

Mô hình làm việc thời gian ngắn được áp dụng tại Áo và phổ biến ra các nước châu Âu

Mô hình làm việc thời gian ngắn được áp dụng tại Áo và phổ biến ra các nước châu Âu

 

Kinh nghiệm của doanh nghiệp logistics tại Việt Nam

Theo bước các LSP quốc tế, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã ứng phó với Covid 19 bằng các biện pháp tương tự. Theo Báo cáo 2022 của Hiệp hội Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, có thể kể đến các giải pháp sau đã được áp dụng trên quy mô lớn:

  1. Cắt giảm lương và/hoặc giờ làm việc của nhân viên; cắt giảm chi phí không cần thiết (44,5% doanh nghiệp);
  2. Đàm phán điều khoản thanh toán cho chi phí đầu vào và chi phí khác (38,6% doanh nghiệp);
  3. Thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh (37,3% doanh nghiệp).

Tuy nhiên, các biện pháp trên mới chỉ là ngắn hạn, nhằm áp dụng khẩn cấp trong tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng. Còn trong dài hạn, các doanh nghiệp logistics cần có các gói giải pháp với tầm nhìn dài hơn, một mặt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình dịch bệnh hay sự cố, đồng thời phòng ngừa và có cơ chế phản ứng khẩn cấp, đồng bộ khi có sự cố trong tương lai. Một số giải pháp có thể kể đến gồm: ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số toàn diện, nâng cao năng lực của người lao động và các chuyên gia lập chiến lược,…

 

Các giải pháp trên vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và DN dịch vụ logistics Việt Nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại "đường ray" phát triển, hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.

 

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất