“Logistics” được đề cập đến rất nhiều trong quá trình vận hành luồng di chuyển của hàng hóa. Và trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, để bước chân ra “biển lớn” thì việc trang bị kiến thức cho ngành này là điều rất quan trọng. Dưới đây là giải nghĩa các thuật ngữ trong logistics đơn giản và dễ hiểu nhất.
Giống như “Marketing”, “Logistics” là một thuật ngữ được dùng nhiều nhưng rất khó để dịch sát nghĩa, bởi tính bao hàm rất nhiều công đoạn trong một chu trình. Có rất nhiều khái niệm và giải thích được đưa ra, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng Logistics là một phần trong toàn bộ quy trình vận hành chuỗi cung ứng. Logistics bao gồm quá trình quản trị luồng di chuyển của hàng hóa từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra cuối cùng đến tay người tiêu thụ.
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần một quy chuẩn quốc tế chung để có căn cứ thống nhất trong giao tiếp giữa các bên liên quan. Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, để bước chân ra “biển lớn” thì việc trang bị kiến thức kinh doanh nói chung và ngành Logistics nói riêng này là điều rất quan trọng. Và trước hết, cần phải có nhìn nhận chính xác về ý nghĩa của các thuật ngữ trong logistics.
Trang bị thuật ngữ chuyên ngành là cần thiết để bước ra biển lớn
ABC – Activity-based costing
ABC – Activity-based costing là một mô hình kế toán chi phí, dùng để tính toán chi phí dựa trên thời gian hoạt động dành cho các hoạt động liên quan tới sản phẩm và dịch vụ.
AMS – Automated Manifest System
AMS (Automated Manifest System) là một tên loại thủ tục bắt buộc phải khai báo để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ mà cơ quan hải quan của nước này đề ra. Thủ tục này dành cho bên xuất khẩu và phải khai báo trước 48 tiếng trước khi tàu khởi hành.
Các thông tin phải kê khai bao gồm tên hàng, số người, người bán, người mua, nơi đi và nơi đến,... Trên thực tế, trách nhiệm làm khai báo AMS thuộc về chủ hàng tàu hoặc hãng hàng không. Các công ty xuất khẩu sẽ nộp phí này cho đơn vị vận chuyển.
BO – Booking Confirmation
Là đơn xác nhận đã hoàn tất cả thủ tục đặt hàng trước của khách hàng (bên xuất khẩu) với các chủ hãng tàu, hãng hàng không.
Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có mẫu BO riêng, tuy nhiên những thông tin cần xác nhận về cơ bản cũng giống nhau: Tên hãng tàu, số hiệu, ký hiệu,...; số lượng hàng hóa, tải trọng, lượng cont,...
BAF – Bunker Adjustment Factor
Đây là một loại phụ phí về xăng dầu và nhiên liệu được các hãng tàu quy định. Phụ phí BAF là phí do các hãng tàu quy định dành cho các công ty xuất khẩu, nhằm để bù đắp các chi phí do biến động của nhiên liệu trong quá trình vận chuyển. Lưu ý rằng, phụ phí BAF chỉ dành cho các chuyến tàu đi đến Châu Âu.
Các thuật ngữ viết tắt sử dụng trong ngành Logistics
CRD – Cargo Ready Date
Cargo Ready Date (hoặc Cargo Readiness) là thuật ngữ chỉ một ngày cụ thể mà bên công ty xuất khẩu đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo thỏa thuận để bàn giao hàng cho công ty vận chuyển. Nếu hàng hóa sẵn sàng trước ngày bàn giao, bên công ty xuất khẩu tự chịu trách nhiệm lưu kho để bảo quản. Ngược lại, nếu chậm trễ thời gian bàn giao, bên phía công ty sẽ phải chịu trách nhiệm theo như thỏa thuận trên hợp đồng.
CMA – Cargo Declaration Amendment Fee
CMA là phí sửa đổi tờ khai hàng hóa. Trong trường hợp bên vận chuyển đã nhận tờ khai hàng hóa mà vì nguyên nhân nào đó cần phải thay đổi một số thông tin khi đã quá hạn cho phép chỉnh sửa. Thì CMA là phụ phí phát sinh trong trường hợp này.
CFS – Container Freight Station Fee
CFS là chi phí phát sinh khi phát sinh yêu cầu bốc dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc đóng hàng từ kho chuyển lên container. Chi phí này chỉ phát sinh với đơn hàng lẻ. Thông thường, các đơn hàng lớn thường có thỏa thuận chi phí hỗ trợ giữa bên khách hàng và công ty vận chuyển.
CIC - Container Imbalance Charge
CIC phụ phí mất cân bằng container mà các hãng tàu thu của các bên nhập khẩu hay xuất khẩu. Vì sao lại có trường hợp mất cân bằng container?
Ví dụ ở các quốc gia nhập siêu như Việt Nam, Mỹ,.. thì sau khi hàng cập bến ở Việt Nam, các cont rỗng rất nhiều buộc các chủ hãng tàu phải chở cont rỗng này về nơi xuất. Ngược lại, ở các quốc gia xuất siêu như Trung Quốc, Ấn Độ thì có nhiều cont rỗng. Đây là chi phí để chủ hãng tàu bù đắp cho một chuyến trở cont rỗng trở về nơi ban đầu.
CIF (Cost, Insurance, Freight)
CIF là một trong các điều khoản thuộc hợp đồng thương mại quốc tế. CIF bao gồm:
● C - Cost: chi phí
● I - Insurance: Bảo hiểm
● F - Freight: Cước phí
Cấu trúc tên gọi của một bảng CIF: CIF + Tên cảng đến, số hợp đồng thương mại
COD – Change of Destination
Khác với thuật ngữ phổ biến cho phát hàng thu tiền hộ, COD là phụ phí thay đổi nơi đến của chuyến hàng. Đây là một loại phụ phí mà bên doanh nghiệp phải trả cho chủ hãng tàu trong trường hợp có phát sinh thay đổi đích đến của chuyến hàng. Phụ phí COD sẽ bao gồm: phí đảo chuyến, phí vận chuyển, phí bốc dỡ hàng hóa,...
CO (Certificate of original)
CO là một trong các thuật ngữ trong logistics chỉ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. CO được cấp bởi cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa được sản xuất tại nước mình. Giấy chứng nhận CO bao gồm các thông tin tuân thủ quy tắc hàng hóa xuất khẩu và quy định dành cho hàng nhập khẩu của quốc gia đến. Đây là chứng từ quan trọng để hợp pháp hóa thuế quan cho hàng hóa. Nếu không có CO, nghĩa là hàng hóa có xuất xứ không rõ ràng.
CQ (Certificate of Quality)
CQ là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Đây là giấy tờ để chứng minh các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng theo quy chuẩn quốc tế chung hoặc theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
Hiện nay, đa phần đơn hàng quốc tế đều áp dụng theo tiêu chuẩn ISO dành riêng cho từng mặt hàng.
D/O (Delivery Order fee)
D/O là phí lệnh giao hàng. D/O do hãng tàu phát hành và cung cấp cho bên nhận hàng. Bên nhận hàng cung cấp giấy tờ này cho cơ quan kiểm duyệt ở hải quan trước khi đơn hàng được bốc dỡ xuống khỏi container.
HBL – House Bill
HBL là một loại chứng từ vận đơn đường biển. HBL sẽ do công ty vận chuyển phát hành sau khi khách hàng đã hoàn tất các công đoạn nhận hàng hoàn chỉnh và các thủ tục pháp lý liên quan. Như vậy, HBL là giấy tờ quan trọng chứng minh bên giao hàng đã giao hàng đầy đủ cho công ty vận chuyển.
LCL - Less than container load
LCL là viết tắt của đơn hàng lẻ. Đơn hàng này không đủ số lượng để chất đầy một container, nên cần phải gom nhóm với các đơn hàng lẻ khác của nhiều bên xuất khẩu để xếp đủ một container. Điều này để tránh lãng phí chi phí vận chuyển hàng lẻ.
FCL - Full Container Load
Trái ngược với LCL, FCL chỉ đơn hàng đủ đầy về khối lượng và đồng nhất để dành riêng một container. Dịch vụ FCL được thiết kế dành riêng cho một bên xuất khẩu sử dụng container độc quyền chuyên dụng.
FOB (Free on Board - Freight on Board)
Giống như CIF, FOB cũng là một trong những điều khoản của hợp đồng thương mại. Điều khoản FOB quy định: “Người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng được xếp lên boong tàu”. Các phát sinh còn lại là phần trách nhiệm của người mua.
Giá của FOB bao gồm: phí vận chuyển hàng đến cảng, thuế và các thủ tục hoàn thành thuế xuất khẩu.
MSDS - Material Safety Data Sheet
MSDS là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Đây là bảng kê khai toàn bộ thuộc tính, bao gồm thành phần, tỷ lệ của hàng hóa. Quy định kê khai MSDS bắt buộc đối với mặt hàng là hóa chất. Ngoài ra, các sản phẩm về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,... cũng yêu cầu bảng kê khai MSDS này.
PL – Packing list
PL – Packing list là bảng kê khai chi tiết đóng gói hàng hóa. Đây là chứng từ không thể thiếu của thủ tục xuất khẩu. PL cung cấp các thông tin về: trọng lượng bao bì, phương thức đóng gói, quy cách đóng gói,... Lưu ý PL không thể hiện giá trị của lô hàng.
Quota
Quota là hạn ngạch của nhà nước quy định về các giới hạn tối đa của hàng hóa được phép xuất khẩu hay nhập khẩu. Các hạng mục được giới hạn bao gồm: số lượng, trọng lượng, thời hạn.
Ví dụ, nhà nước quy định mức thuế 10% được đánh lên gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc trong hạn mức 1 triệu tấn. Nếu vượt quá 1 triệu tấn đó sẽ chịu mức thuế suất cao hơn hẳn là 80%.
Nên nắm rõ nghĩa của các thuật ngữ thông dụng để làm việc hiệu quả nhất
Bài viết trên đây liệt kê và giải thích sát nghĩa nhất các thuật ngữ trong logistics. Qua đây giúp đọc giả hiểu đúng về 20 thuật ngữ thông dụng này, để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh và vận hành quá trình xuất nhập khẩu. Đừng quên tìm hiểu dịch vụ logistics toàn diện mà 247Express đang cung cấp cho hơn 14.000 khách hàng trong và ngoài nước.
Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất