Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và yêu cầu khách hàng ngày càng khắt khe, logistics ngược đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của các doanh nghiệp. Logistics ngược là quá trình quản lý, vận chuyển hàng hóa từ điểm tiêu dùng trở về điểm xuất phát một cách hiệu quả, với mục đích tái sử dụng hoặc xử lý thích hợp. Bài viết dưới đây, 247Express sẽ làm rõ khái niệm logistics ngược, phân tích vai trò của nó đối với doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ các bước triển khai quy trình logistics ngược và một số ví dụ điển hình về ứng dụng logistics ngược tại các doanh nghiệp lớn.
Logistics ngược (tên tiếng Anh là reverse logistics) hay còn gọi là logistics thu hồi, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình thu hồi sản phẩm, bao bì, nguyên vật liệu từ khách hàng, đơn vị phân phối để đưa về nhà sản xuất nhằm tái sử dụng hoặc xử lý an toàn.
Khái niệm logistics ngược
Cụ thể, logistics ngược bao gồm:
Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh:
Logistics ngược giúp giải quyết nhanh chóng khiếu nại của khách về sản phẩm lỗi, kém chất lượng, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ khách hàng tốt nhất sau bán hàng, từ đó tạo ấn tượng tốt và thúc đẩy khách hàng quay trở lại.
Logistics ngược giúp giảm lãng phí nguyên liệu bằng cách tái sử dụng, tái chế, thu hồi giá trị từ sản phẩm cũ, hỏng, thừa, tận dụng lại linh kiện, phụ tùng còn sử dụng tốt, đồng thời giảm chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu mới.
Thông qua logistics ngược, doanh nghiệp có thể hạn chế lượng rác thải, chất thải độc hại ra môi trường, tái sử dụng, tái chế giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thể hiện hình ảnh doanh nghiệp "xanh", có trách nhiệm với cộng đồng.