CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Quốc tế là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng trong quá trình kinh doanh. Trong bài viết này, hãy cùng 247Express khám phá những yếu tố chính tác động đến giá cước vận chuyển hàng không Quốc tế, giúp bạn có cái nhìn toàn diện và lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Cước phí gửi hàng Quốc tế bị ảnh hưởng bởi điều gì?

Cước phí gửi hàng Quốc tế bị ảnh hưởng bởi điều gì?

TÌM HIỂU CÁC LOẠI CƯỚC PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

Khi gửi hàng hóa đi nước ngoài bằng đường hàng không, ngoài trọng lượng và kích thước của hàng hóa, bạn còn cần quan tâm đến các loại cước phí đi kèm. Việc hiểu rõ các loại giá cước vận chuyển hàng không Quốc tế này sẽ giúp bạn tính toán chi phí một cách chính xác và lựa chọn dịch vụ vận chuyển phù hợp.

Dưới đây là các loại cước phí và phụ phí cơ bản trong vận chuyển hàng không Quốc tế:

Cước phí

  • Cước thông thường (Normal Rate): Đây là mức cước cơ bản mà hầu hết các lô hàng đều phải trả khi vận chuyển bằng đường hàng không.
  • Cước tối thiểu (Minimum Rate - MR): Đây là mức cước phí thấp nhất mà doanh nghiệp phải thanh toán cho hãng hàng không. Thường thì mức cước hàng hóa sẽ cao hơn mức tối thiểu.
  • Cước hàng bách hóa (General Cargo Rate - GCR): Đây là mức cước chuẩn cho các lô hàng và không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào từ phía đơn vị vận chuyển. Đối với các loại hàng không có cước riêng thì sẽ áp dụng GCR để làm cơ sở tính phí.
  • Cước hàng theo loại (Class Cargo Rate): Mỗi loại hàng hóa sẽ có mức cước riêng, ví dụ như hàng có giá trị cao (vàng, bạc) có thể phải trả mức cước phí là 200% so với GCR, còn các mặt hàng như động vật sống sẽ có mức cước cao hơn 50%.
  • Cước hàng gửi nhanh (Priority Rate): Đây là mức cước phí dành cho các loại hàng hóa cần được gửi đi gấp. Đây là mức cước cao nhất trong tất cả các loại cước phí đường hàng không Quốc tế (cao hơn 30 - 40% mức cước phí thông thường).
  • Cước container (Container Rate): Áp dụng cho các lô hàng được đóng trong container hàng không, khác biệt so với container đường biển.

Phụ phí

  • Phí lệnh giao hàng (Delivery Order - D/O): Phí này được thanh toán khi hàng đến sân bay, giúp doanh nghiệp nhận lệnh giao hàng từ hãng hàng không để tiến hành thủ tục hải quan và lấy hàng.
  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Đây là phí dành cho việc bốc xếp hàng hóa từ kho và máy bay sang phương tiện vận tải khác.
  • Phí AWB (Airway Bill): Đây là biên nhận từ hãng hàng không cấp trực tiếp hoặc thông qua đại lý ủy quyền. Đây là bằng chứng chứng minh hợp đồng vận chuyển nhưng không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa.
  • Phí AMS (Automatic Manifest System): Áp dụng khi truyền dữ liệu hải quan vào các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc.
  • Phí SCC (Security Charge): Đây là khoản phí nhỏ cho việc soi an ninh hàng hóa tại sân bay.
  • Phí FWB (Forward Bill): Dành cho việc truyền dữ liệu thông tin của vận đơn chính qua hệ thống một cửa quốc gia.
  • Phí FHL (Forward House BilL): Áp dụng cho vận đơn phụ, tương tự như FWB nhưng dành cho từng lô hàng nhỏ hơn.
  • Phí tách bill: Khi trung gian (Forwarder) gộp nhiều vận đơn thứ cấp (House Bill) tại cảng đích thì cần được tách bill ra, và phí này sẽ được tính cho dịch vụ đó.
  • Phí handling (Handling Fee): Phí này bao gồm các hoạt động bốc xếp, quản lý, và chuẩn bị hàng hóa để đưa lên máy bay.