Mã HS là gì? Hướng dẫn tra mã HS code chính xác nhất

Mã HS là thông tin thường xuất hiện trong các tài liệu liên quan đến xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể thấy mã này trên tờ khai hải quan, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO/CQ, hóa đơn thương mại và nhiều chứng từ khác. Vậy mã HS là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy cùng 247Express tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mã HS là gì?

Mã HS là gì?

MÃ HS LÀ GÌ?

Mã HS được viết tắt bởi Harmonized System of Nomenclature and Coding for Goods, nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Đây là một thuật ngữ quan trọng mà doanh nghiệp thường xuyên gặp trong các văn bản về xuất nhập khẩu. Được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), mã HS là hệ thống phân loại hàng hóa Quốc tế nhằm thống nhất cách gọi tên, mô tả và mã số hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. 

Mục đích tạo ra mã HS là gì?

Mục đích tạo ra mã HS là gì?

Mã HS ra đời nhằm tạo ra một "ngôn ngữ hàng hóa chung" trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống này nhằm phân loại hàng hóa thành một danh sách chuẩn, với các mã số thống nhất được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Do đó, sự thống nhất này giúp đơn giản hóa công việc cho các cá nhân và tổ chức khi thực hiện các hiệp ước, hiệp định thương mại Quốc tế. Bên cạnh đó, nó còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác. Cụ thể, dựa vào mã HS các cơ quan hải quan có thể áp dụng chính xác mức thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. Đồng thời, mã này cũng giúp Nhà nước thống kê và báo cáo chi tiết về lưu lượng xuất nhập khẩu thực tế theo từng nhóm hàng và loại hàng.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu rõ “mã HS là gì?” và áp dụng đúng mã HS để đảm bảo tuân thủ quy định hải quan, đồng thời hỗ trợ tính toán chính xác thuế xuất nhập khẩu, tối ưu hóa quy trình thông quan và tránh rủi ro pháp lý, tài chính trong giao dịch Quốc tế. 

VAI TRÒ CỦA MÃ HS TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Bên cạnh hiểu rõ mã HS là gì, việc nắm bắt vai trò của chúng cũng rất quan trọng. Mã HS đóng vai trò then chốt trong các hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:

  • Là cơ sở để xây dựng các Biểu thuế áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo tính nhất quán và công bằng trong việc áp thuế. 
  • Giúp trong việc xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại và kiểm soát hàng hóa. 
  • Là công cụ quan trọng trong công tác thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu, cung cấp số liệu chính xác và chi tiết. 
  • Hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy thương mại Quốc tế.

Vai trò mã HS là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Vai trò mã HS là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa

CẤU TRÚC MÃ HS CODE

Mã HS Code được cấu trúc theo tiêu chuẩn Quốc tế do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) quy định. Mã này bao gồm hai phần chính:

  • Sáu chữ số đầu tiên mang tính Quốc tế, thống nhất trên toàn cầu.
  • Hai đến sáu chữ số còn lại là phân nhóm phụ, do từng quốc gia tự quy định.

Cấu trúc của một mã HS code được phân cấp chi tiết như sau: 

  • Phần: Tổng cộng có 22 phần, mỗi phần có chú giải riêng;
  • Chương: Được thể hiện bằng hai số đầu tiên của mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Có 97 chương Quốc tế, chương 98 và 99 dành cho quy định riêng của các quốc gia, mỗi chương có chú giải chi tiết;
  • Nhóm: Bao gồm hai chữ số tiếp theo sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm;
  • Phân nhóm: Gồm hai chữ số tiếp theo sau nhóm, thể hiện phân loại chi tiết hơn trong nhóm;
  • Phân nhóm phụ: Các chữ số cuối cùng, do mỗi quốc gia tự quy định, được thể hiện phân loại chi tiết nhất.
  • Cấu trúc mã HS code do WCO quy định

Cấu trúc mã HS code do WCO quy định

Ví dụ về mã HS Code là: 08081000. Nhìn vào mã HS code này, chúng ta có thể thu thập được các thông tin như:

  • 08: Chương 08 - Trái cây ăn được và các loại hạt, vỏ của trái cây có múi/dưa;
  • 08: Nhóm 08 - Táo, lê và quả mộc qua, tươi; 
  • 10: Phân nhóm 10 - Táo;
  • 00: Phân nhóm phụ của phạm vi quốc gia.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRA MÃ HS CODE

Để tra cứu mã HS chính xác, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tham khảo ý kiến chuyên gia

  • Hỏi đồng nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong công ty hoặc trong ngành. Họ có thể đã gặp những trường hợp tương tự và có thể chia sẻ kinh nghiệm quý báu. 
  • Tham gia vào các nhóm thảo luận hoặc diễn đàn nội bộ của công ty để thu thập thông tin và ý kiến từ nhiều nguồn.
  • Nhận sự tư vấn từ các công ty logistics hoặc dịch vụ thông quan.

Phương pháp 2: Sử dụng các website chuyên dụng

Phương pháp 3: Tra cứu qua biểu thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu để tìm kiếm mã HS tương ứng với hàng hóa mình đang giao dịch. Trong đó, nên sử dụng từ khóa liên quan đến hàng hóa trong tài liệu biểu mẫu thuế có thể giúp xác định mã HS phù hợp. Hãy chú ý đến các chi tiết như mô tả hàng hóa, chức năng và nguyên liệu sản xuất để tìm mã chính xác nhất.

Có nhiều phương pháp tra cứu mã HS code

Có nhiều phương pháp tra cứu mã HS code

Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác khi tra cứu, doanh nghiệp nên nắm vững 6 quy tắc cơ bản sau:

  • Quy tắc 1: Chú giải chương và tên định danh;
  • Quy tắc 2: Phân loại sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm;
  • Quy tắc 3: Xử lý hàng hóa có thể thuộc nhiều nhóm;
  • Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa tương đồng nhất;
  • Quy tắc 5: Quy định về bao bì, hộp đựng;
  • Quy tắc 6: Phương pháp phân loại và so sánh.

Với những thông tin trên, hy vọng doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn mã HS là gì và áp dụng hiệu quả chúng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Để tối ưu hóa quy trình và đảm bảo tuân thủ quy định hải quan, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia 247Express qua hotline 1900 6980. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi khía cạnh của quá trình xuất nhập khẩu, từ tư vấn mã HS đến các dịch vụ thông quan và logistics.

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất