Sự khác biệt giữa Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?

Trong thời đại toàn cầu hóa, logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược kinh doanh. Hãy cùng 247Express tìm hiểu chi tiết về logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, khám phá vai trò quan trọng của chúng trong việc tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về hai khái niệm logistics và quản lý chuỗi cung ứng để nắm bắt vai trò của chúng trong hoạt động kinh doanh hiện đại.

Logistics là gì?

Logistics là quá trình lưu trữ và vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Mục tiêu chính của logistics là đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng nơi, đúng thời điểm với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý nhất.

Logistics giúp đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng nơi và đúng thời điểm

Logistics giúp đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng nơi và đúng thời điểm

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu trữ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan đến dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, và thông tin từ nhà cung cấp nguyên liệu đến người tiêu dùng cuối cùng.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều quy trình phức tạp

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều quy trình phức tạp

SCM bao gồm nhiều hoạt động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối, và quản lý nhu cầu, nhằm đảm bảo dòng chảy của hàng hóa diễn ra trơn tru và hiệu quả, từ đó đáp ứng nhu cầu khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (SCM) thường gây nhầm lẫn do có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt nhất định. Dưới đây là những điểm giống nhau nổi bật:

  • Mục tiêu chung: Cả hai đều tập trung vào việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển một cách chính xác và hiệu quả. Do đó, cần giao hàng đúng thời gian, đúng địa điểm, với số lượng và chất lượng chính xác, đồng thời tối ưu hóa chi phí.
  • Sự phối hợp đa chiều: Cần sự hợp tác chặt chẽ nhiều bên như giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, với đối tác (nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển, kho bãi bên ngoài) và khách hàng.
  • Tập trung vào quản lý dòng chảy: Logistics và SCM đều quan tâm đến việc quản lý dòng chảy của hàng hóa, thông tin và tài chính trong quá trình kinh doanh.
  • Áp dụng rộng rãi: Có thể ứng dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp: sản xuất, thương mại và dịch vụ.
  • Đòi hỏi kỹ năng phân tích và lập kế hoạch: Chuyên gia trong cả hai lĩnh vực cần có khả năng phân tích dữ liệu, dự báo nhu cầu và lập kế hoạch chiến lược.

Logistics và SCM đều cần khả năng phân tích dữ liệu

Logistics và SCM đều cần khả năng phân tích dữ liệu

  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Cả logistics và SCM đều có dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chính xác, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
  • Hướng đến mục tiêu chiến lược: Tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp nổi bật so với đối thủ, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty.
  • Quản trị rủi ro: Đều đối mặt với các rủi ro về trục trặc trong vận chuyển, thiên tai, các biến động thị trường như giá cả thay đổi, nhu cầu khách hàng thay đổi đột ngột.

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng vẫn có các điểm khác biệt sau:

Đặc điểm

Supply Chain

Logistics

Định nghĩa

Là chuỗi hoạt động liên kết chặt chẽ, từ khâu đầu tiên (nguyên vật liệu) đến khâu cuối cùng (đến tay người tiêu dùng), nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ.

Là một phần của chuỗi cung ứng, tập trung vào các hoạt động vận chuyển, lưu trữ, và quản lý hàng hóa để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm.

Mục tiêu

Tối ưu hóa toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ nguồn cung đến phân phối, nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển, lưu trữ và phân phối một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Quy trình

Gồm nhiều khâu như: lên kế hoạch, hoạch định nhu cầu/nguồn lực, quản lý hàng tồn, logistics và tối ưu hóa.

Gồm các khâu chính: vận chuyển, kho bãi, logistics ngược, bảo vệ bao bì sản phẩm.

Vai trò của nhân viên

Theo dõi sát sao các hoạt động trong chuỗi cung ứng, hợp tác với các bộ phận khác để tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Tuân thủ quy định, lập kế hoạch, tối ưu hóa quá trình vận hành, kiểm soát chất lượng, giám sát hàng tồn kho.

Mối quan hệ

Logistics là một phần không thể thiếu của Supply Chain, giúp thực hiện các hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

Tập trung vào các hoạt động cụ thể, hỗ trợ cho Supply Chain hoạt động hiệu quả.

 

Như vậy ở bài viết trên, 247Express đã giải đáp chi tiết về khái niệm logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì các điểm khác biệt cơ bản của chúng. Do đó, nếu hiểu rõ và áp dụng đúng đắn các nguyên tắc của logistics và quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh vượt trội, đồng thời mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình. 

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất