GÓC GIẢI ĐÁP: HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬN TẢI TMS LÀ GÌ?

Trong bài viết dưới đây, 247Express sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về cơ chế hoạt động, những lợi ích của hệ thống quản lý vận tải TMS mang lại cho doanh nghiệp. Hiểu rõ TMS sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, từ đó áp dụng TMS vào hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp lý.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬN TẢI TMS LÀ GÌ?

Hệ thống quản lý vận tải TMS (Transport Management System) là phần mềm tiên tiến xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây dùng để tối ưu hóa và quản lý toàn diện quy trình vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. TMS chuyên dùng trong việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hoạt động vận tải, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí logistics.

TMS là công nghệ tiên tiến tối ưu hóa quy trình vận chuyển

TMS là công nghệ tiên tiến tối ưu hóa quy trình vận chuyển

Các tính năng chính của TMS

  • Quản lý hồ sơ và chứng từ: TMS cung cấp hệ thống lưu trữ và quản lý tất cả các tài liệu liên quan, giúp dễ dàng truy cập và theo dõi thông tin.
  • Quản lý nhân sự và đội xe: Hệ thống cho phép theo dõi thông tin về người lái xe, chi phí xăng dầu, bảo trì và các hoạt động phân phối hàng hóa. 
  • Tự động hóa hệ thống điều hành: TMS hỗ trợ lập kế hoạch và bố trí tuyến đường khoa học và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình vận hành.
  • Track and trace kiện hàng: Với chức năng này, doanh nghiệp có thể theo dõi chính xác vị trí và tình trạng hàng hóa trong thời gian thực thông qua hệ thống GPS kết hợp với công nghệ IoT (Internet of Things).

TMS hỗ trợ quản lý và tự động hóa hệ thống điều hành

TMS hỗ trợ quản lý và tự động hóa hệ thống điều hành

Đối tượng sử dụng TMS

TMS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình doanh nghiệp có hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa:

  • Nhà sản xuất: quản lý vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.
  • Nhà phân phối: tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa đến các đại lý và khách hàng.
  • Công ty thương mại điện tử: quản lý việc giao hàng đến tận tay người tiêu dùng.
  • Doanh nghiệp bán lẻ: theo dõi và quản lý quá trình vận chuyển hàng từ kho đến cửa hàng, đảm bảo nguồn cung ổn định.
  • Công ty cung ứng dịch vụ vận tải và trung tâm logistics: sử dụng như một công cụ tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất.

Với sự phát triển của công nghiệp 4.0, TMS ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬN TẢI TMS

Hệ thống quản lý vận tải TMS thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Cơ chế hoạt động của TMS bao gồm nhiều bước quan trọng sau:

Thu thập và lưu trữ thông tin

Bước đầu tiên trong cơ chế hoạt động của TMS là thu thập và lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển: hàng hóa, nhà vận chuyển, người giao hàng, các tuyến đường.

Phân tích và tối ưu hóa

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, TMS sẽ tiến hành phân tích dữ liệu để tìm ra phương án vận chuyển hiệu quả nhất, đối tác phù hợp cho từng chuyến hàng, tối ưu hóa tuyến đường.

Theo dõi và cập nhật tiến độ

Trong suốt quá trình vận chuyển, TMS đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi vị trí hàng hóa, cập nhật trạng thái đơn hàng, cảnh báo và phát hiện các vấn đề phát sinh cho phép doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân tích hiệu suất và báo cáo

Sau khi hoàn thành vận chuyển, TMS đánh giá hiệu suất từng chuyến hàng, tạo báo cáo chi tiết và đề xuất cải tiến cho lần vận chuyển tiếp theo.

Tích hợp với các hệ thống khác

Một ưu điểm nổi bật của TMS là khả năng tích hợp liền mạch với các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp:

  • Hệ thống quản lý kho WMS: Đồng bộ thông tin hàng tồn kho, đảm bảo quá trình vận chuyển phù hợp với tình trạng kho hàng.
  • Phần mềm ERP: Quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp.
  • TMS tích hợp với ERP quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp

TMS tích hợp với ERP quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp

  • Hệ thống kế toán: TMS tự động hóa quy trình thanh toán và hóa đơn, làm giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả trong quản lý tài chính.

Cơ chế hoạt động đa chiều của TMS giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chi tiết về toàn bộ quy trình. Từ đó tối ưu hóa được chi phí và thời gian trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

LỢI ÍCH CỦA TMS CHO DOANH NGHIỆP

Hiện nay, các doanh nghiệp đang bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin cho mọi hoạt động kinh doanh. Trong đó, hệ thống quản lý vận tải TMS có vai trò đặc biệt quan trọng, và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.

TMS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

TMS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

Giảm chi phí phân phối

TMS lựa chọn được tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu và thời gian di chuyển. Mặc khác, TMS lên lịch trình chính xác, hiệu quả làm giảm thời gian chờ đợi và bốc dỡ hàng hóa. Đặc biệt hệ thống giúp tự động hóa quy trình quản lý, giảm chi phí nhân công và tăng năng suất làm việc.

Tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng

TMS cung cấp khả năng theo dõi và quản lý toàn diện chuỗi cung ứng: vị trí hàng hóa, trạng thái đơn hàng và thông tin chi tiết về các giai đoạn vận chuyển.

Giảm chi phí hành chính và lỗi hóa đơn

TMS tự động hóa nhiều quy trình hành chính, làm giảm thiểu sai sót trong việc lập và kiểm tra hóa đơn, tự động đối chiếu hóa đơn với chủ hàng và chủ phương tiện. Ngoài ra, TMS xử lý nhanh chóng các khoản thanh toán phát sinh, cải thiện quan hệ với đối tác và nhà cung cấp.

Nâng cao dịch vụ khách hàng

TMS góp phần cải thiện trải nghiệm khách hàng nhờ cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về trạng thái đơn hàng, giúp khách hàng yên tâm và hài lòng. Hơn nữa, TMS xây dựng lòng tin với khách hàng nhờ rút ngắn thời gian giao hàng, minh bạch trong quá trình vận chuyển.

Khả năng phát triển quy mô kinh doanh

TMS có khả năng quản lý hiệu quả số lượng lớn đơn hàng và tuyến đường, việc cần nhiều nhân sự có chuyên môn cao điều hành. TMS là hệ thống tối ưu hóa thời gian thực hiện từng công việc, dễ dàng thích ứng với sự tăng trưởng của doanh nghiệp mà không cần thay đổi hệ thống quản lý.

Cải thiện quá trình ra quyết định

Khi có dữ liệu thực tế và phân tích chi tiết cần thiết, doanh nghiệp xác định và giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng. Từ đó lập kế hoạch phát triển cho tương lai phù hợp nhất dựa trên phân tích xu hướng và dữ liệu lịch sử.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG TMS VÀ WMS

Hệ thống quản lý vận tải TMS và hệ thống quản lý kho WMS (Warehouse Management System) đều là công cụ hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng, nhưng chúng có những điểm khác biệt đáng kể về chức năng và phạm vi hoạt động.

Kết hợp giữa hai hệ thống TMS và WMS mang lại lợi ích gì?

Kết hợp giữa hai hệ thống TMS và WMS mang lại lợi ích gì?

Tính năng

Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

Hệ thống quản lý kho (WMS)

Mục đích chính

Quản lý và tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa 

Quản lý các hoạt động trong kho hàng

Phạm vi hoạt động

Toàn bộ quá trình vận chuyển (bao gồm vận chuyển nội địa và quốc tế)

Các hoạt động nội bộ trong kho (từ nhập kho đến xuất kho)

Chức năng chính

Lập kế hoạch vận chuyển, theo dõi lộ trình, quản lý chi phí

Quản lý hàng tồn kho, vị trí lưu trữ, quy trình nhập xuất kho 

Đối tượng sử dụng

Công ty vận tải, logistics, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển lớn (nhà sản xuất, nhà phân phối)

Trung tâm phân phối, kho hàng lớn, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ hàng tồn kho (nhà bán lẻ, nhà sản xuất)

Tích hợp và tương tác

Tích hợp hai hệ thống TMS và WMS tạo giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện: tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ quản lý kho đến vận chuyển hàng hóa, kết hợp dữ liệu từ hai hệ thống dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch hiệu quả, cung cấp cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu sai sót

 

Tóm lại, hệ thống quản lý vận tải TMS là công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình vận chuyển và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. Với khả năng tự động hóa, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa tuyến đường, TMS mang lại nhiều lợi ích đáng kể như giảm chi phí, tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng và cải thiện dịch vụ khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với 247Express qua hotline 1900 6980 hoặc truy cập website để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về ngành logistics nhé! 

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất