DỊCH VỤ LOGISTICS LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, QUY TRÌNH

Khái niệm dịch vụ Logistics là gì? Dịch vụ hậu cần là gì? Đặc điểm của vận chuyển Logistics? Đây thường là những thông tin cơ bản bị nhiều người bỏ qua. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của 247Express. Qua đó bạn sẽ biết các khái niệm, đặc điểm, phân loại cũng như quy trình của dịch vụ này.

Khái niệm dịch vụ Logistics là gì?

Khái niệm logistics căn bản

Logistics được hiểu là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng hàng hóa này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

 

Khái niệm dịch vụ Logistics

Khái niệm dịch vụ Logistics

 

Trong đó nhiệm vụ của Logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa. Bộ luật Thương mại năm 2005, điều 233 có định nghĩa về dịch vụ Logistics như sau:

“Dịch vụ Logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Thế nhưng liệu đó đã là khái niệm đủ của logistics trong xu hướng 4.0?

Hiện nay khái niệm dịch vụ Logistics còn mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau.

Điển hình như xu hướng chi tiêu, sử dụng thương mại điện tử ngày càng phổ biến, người dùng thích mua hàng online nhiều hơn. Khái niệm E-Logistics (quản lý luồng vận chuyển của tổ chức kinh doanh trên nền tảng trực tuyến) ra đời, bổ sung vai trò cho dịch vụ Logistics truyền thống.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện một khái niệm mới về Logistics là Dịch vụ Logistics ngược. Khác với Logistics truyền thống, Logistics Ngược là quá trình lên kế hoạch, quản lý dòng sản phẩm được thu hồi từ nơi phân phối, tiêu thụ về nơi sản xuất và các hoạt động liên quan đến tái sử dụng vật liệu. Nói cách khác, Logistics Ngược gồm tất cả hoạt động thu hồi, sửa chữa, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu.

Tuy nhiên, trong bài viết chúng ta sẽ chỉ bàn luận đến logistics thuần để nắm rõ căn bản, trước khi bước qua những khái niệm nâng cao hơn qua những bài sau.

Đặc điểm của dịch vụ vận chuyển Logistics là gì?

Dịch vụ Logistics cũng chịu sự quản lý và chi phối của pháp luật. Chúng được kiểm soát dưới những quy định nêu rõ ở Luật Thương Mại 2005. Vậy đặc điểm của dịch vụ vận chuyển Logistics là gì? Dựa vào bộ luật của Việt Nam, ta có các đặc điểm sau.

Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ Logistics sẽ do thương nhân thực hiện và khi chọn cung ứng dịch vụ, họ cần đáp ứng đầy đủ các quy định.

● Đăng ký kinh doanh.

● Đảm bảo đáp ứng những điều kiện thiết bị, phương tiện, các công cụ cần thiết cho công việc.

● Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho hàng hóa, kỹ thuật hậu cần.

● Có đủ nhân viên phục vụ theo quy mô dịch vụ.

Có tính hoàn thiện cao

Dịch vụ Logistics là bước phát triển cao nhất bởi nó không chỉ có vận tải, giao nhận, lưu kho mà nó bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải vô cùng phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ này sẽ có quy trình theo chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Có vai trò quan trọng và được thực hiện theo hợp đồng

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng mà còn có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh của tổ chức. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu như chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối sản phẩm đến tay người dùng.

 

Dịch vụ Logistics có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp

Dịch vụ Logistics có vai trò quan trọng cho doanh nghiệp

 

Bên cạnh đó, Logistics còn thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên liên quan. Thương nhân sẽ thực hiện dịch vụ và sau đó sẽ được hưởng mức thù lao tương ứng với công việc. Trong hợp đồng sẽ có các điều khoản đền bù để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm cả đôi bên.

Phân loại các dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Hiện nay, ngành Logistics được chia làm 3 nhóm chính như sau:

Nhóm dịch vụ Logistics chủ yếu

Nhóm này sẽ có các dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải. Ngoài ra, nhóm dịch vụ Logistics chủ yếu còn có các dịch vụ bảo quản hàng hóa lưu kho, xử lý đơn hàng khách hoàn trả, kiểm tra hàng tồn kho, tái phân phối hàng hóa, cho thuê - buôn bán container,...

Nhóm dịch vụ Logistics vận tải

Nhóm dịch vụ vận tải bao gồm vận chuyển hàng hóa theo đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không với quy mô nội địa và quốc tế.

Nhóm dịch vụ Logistics liên quan

Nhóm dịch vụ Logistics liên quan gồm có việc kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển, phân loại hàng hóa. Các đơn vị sẽ tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ. Ngoài ra có các dịch vụ bưu chính, dịch vụ xin giấy phép, tra cứu mã HS cho hàng hóa,...

Quy trình cơ bản của các dịch vụ Logistics hiện nay

Logistics không đơn giản là một hoạt động riêng lẻ. Đây là chuỗi quá trình mà doanh nghiệp Logistics cần lên kế hoạch cụ thể cho từng khâu và việc sắp xếp hợp lý sẽ tối ưu thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp.

 

Quy trình Logistics cơ bản phải trải qua nhiều bước

Quy trình Logistics cơ bản phải trải qua nhiều bước

 

Một quy trình Logistics cơ bản gồm có:

  1. Báo giá, ký hợp đồng.
  2. Nhận hàng.
  3. Đóng gói bao bì.
  4. Ghi ký mã hiệu.
  5. Vận chuyển.
  6. Lưu kho, lưu bãi.
  7. Chuẩn bị giấy tờ.
  8. Thực hiện thủ tục hải quan.
  9. Giao hàng đến tay người nhận.

Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn khi tìm hiểu về khái niệm dịch vụ Logistics. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi ngay đến 247Express qua hotline 1900 6980 để được tư vấn.

Tin tức xem nhiều

    Liên hệ

    Liên hệ

    Vui lòng để lại thông tin để nhân viên 247Express có thể liên hệ tới bạn sớm nhất